top of page
Ảnh của tác giảMai-Anh Tran

Not everything is about you

Câu nói "Not everything is about you" là câu mà mình đúc rút được sau rất nhiều ca coach. Sự tức giận, cay cú và nỗi bất an của nhiều người thường đến từ cảm giác bị người xung quanh tấn công, ví dụ như một số trường hợp có thể kể ra dưới đây:

1) Ba người sống cùng một nhà, hai người kia có vẻ thân thiết hơn => cảm thấy họ ghét mình, nói xấu sau lưng mình.

2) Người yêu nói ra một mong muốn rất bình thường, ví dụ mong ước được đi chơi => liên tưởng ngay đến việc mình chưa đủ tốt, không đáp ứng được nên người yêu mới nói bóng gió để chỉ trích.

3) Bạn cũ nhắn tin hỏi thăm => nghi ngờ người ta đang dò la soi mói mình.

4) Người yêu cũ viết một status kể về cuộc sống hiện tại => cho rằng người ta đang ẩn ý, moi móc mình.

Và rất nhiều những trường hợp khác nữa. Thực ra cảm xúc tức giận và hung hăng trước những tình huống như thế này vốn là một phản ứng bình thường, là bản năng của con người. Nó là một sự thích ứng với các mối đe dọa, bởi nó truyền cảm hứng và hành vi mạnh mẽ, thậm chí hăng máu và bạo lực để chúng có thể chiến đấu và tự vệ khi bị tấn công. Do đó, ở một mức độ tức giận nhất định thì nó cần thiết cho sự sống còn của chúng ta.



Nhưng trên thực tế thì chúng ta lại hay tức giận vì những thứ không liên quan tới sự sống còn, cũng không do ai cố tình đe doạ.

Ngày hôm qua, mình nói câu "Not everything is about you" với một người bạn. Đây là kết quả của một cuộc nói chuyện dài lúc nửa đêm. Chuyện chỉ đơn giản là mình đưa ra một nhận định dựa trên lý tính nhưng bạn lại cảm thấy mình chọn đứng về phe người khác chứ không phải về phe của bạn, dù chuyện phe phái chưa bao giờ là điều mà mình quan tâm. Sau khi cả hai đã hiểu ý nhau, bạn nói: "Nhiều khi cái nguồn gây ra cơn tức giận của em hoàn toàn không kiểm soát được, tự nhiên nó cứ đến thôi."

Mình chơi với bạn đủ lâu để hiểu tính của bạn, mình nói: "Có nhiều khi người khác chỉ đưa ra câu nói chung chung nhưng có vẻ em dễ dàng cảm thấy bị tấn công, cho rằng người ta đang chĩa mũi dùi vào mình. Chuyện đó đặc biệt xảy ra nhiều hơn với những người mà em yêu quý. Phải chăng sâu thẳm trong đó là sự bất an, em sợ mình không được yêu thương bởi những người mà mình yêu thương?"

"Hoặc là em có tính chiếm hữu cao." Bạn nói.

"Nhưng tính chiếm hữu cũng xuất phát từ cảm giác bất an mà? Em bất an vì thấy người ta đang có vẻ đang bênh người khác, từ đó em cho rằng họ tấn công mình nên em sợ rằng người ta không yêu thương mình, phải không? "

"Vậy làm thế nào để em kiểm soát cơn tức giận đây?"

Khi bạn hỏi thế, mình đã tặng cho bạn câu "mantra" Not everything is about you - Không phải cái gì cũng là về bạn. Bởi đơn giản, những suy nghĩ trong đầu chúng ta đều liên tục xoay quanh bản thân mình, chúng ta nghĩ cái gì người khác nói cũng là về mình, nhưng chưa chắc người ta đã có ý đấy.

Mỗi khi bạn cảm thấy như người ta đang tấn công mình, thay vì ngay lập tức giận dữ và phản biện lại, bạn có thể thử một vài bước sau để bình tâm hơn:

- Hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh

- Tự nhủ với bản thân: Chưa chắc người ta đã có ý đấy

- Nhẹ nhàng hỏi đối phương: Điều gì khiến bạn nghĩ như vậy?/Bạn hành động như vậy với mục đích gì?

Thực hành các bước trên nhiều lần, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tức tối, tiêu cực không cần thiết, và trở nên bình tĩnh hơn trong các cuộc hội thoại, tránh được những hậu quả... bi đát.

Nếu bạn quan tâm tới việc khám phá bản thân và làm việc với sự bất an bên trong, cứ thoải mái book một phiên coach trải nghiệm hoặc nhắn cho Coach Mai Anh nhé!

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page